Thực tế ảo - Nhiếp ảnh: Mối quan hệ mật thiết không thể tách rời
Thực tế ảo - Nhiếp ảnh: Mối quan hệ mật thiết không thể tách rời
Thực tế ảo đang là một trong các công nghệ kỹ xảo mới nhận được rất nhiều sự quan tâm. Sự ra đời của công nghệ này đã mở ra nhiều hình thức giải trí thú vị cũng như hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, để tạo nên công nghệ thực tế ảo cần có sự hỗ trợ của rất nhiều thiết bị, phần mềm và cả nhiếp ảnh. Thậm chí, có thể nói, nhiếp ảnh góp phần quyết định nên chất lượng của ứng dụng thực tế ảo.
1. Hiểu rõ về công nghệ thực tế ảo
Trước khi đi tìm hiểu về mối quan hệ mật thiết giữa thực tế ảo và nhiếp ảnh thì chúng ta hãy cùng khám phá công nghệ thực tế ảo là gì. Trên thực tế, có thể chúng ta đã từng nghe tới cụm từ này, thậm chí là xem những bộ phim, trải nghiệm các trò chơi giải trí được sản xuất dựa trên công nghệ thực tế ảo nhưng chưa chắc đã thực sự hiểu đúng về nó.
Thực tế ảo hay Virtual reality (VR) là một công nghệ mới đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực. Hiểu một cách đơn giản thì thực tế ảo là môi trường 3D mô phỏng giả lập được tạo ra nhờ máy tính, các phần mềm chuyên dụng và nhiều yếu tố hỗ trợ khác. Môi trường này không chỉ hiển thị hình ảnh 3D mà còn có thể mô phỏng cả âm thanh và mùi một cách chân thực.
2. Thực tế - Ảo: Vừa đối lập lại vừa liên quan
Trong tên gọi của công nghệ này đã có thể nhận thấy sự đối lập giữa “thực tế” và “ảo”. Đồng thời, cái tên cũng nói lên được tính chất và đặc điểm của công nghệ này. Hệ thống VR có chức năng phản hồi theo thời gian thực do hệ thống tái tạo và biến đổi môi trường 3D phù hợp với hoàn cảnh. Con người sẽ đưa ra các quyết định thông qua suy nghĩ, hành động. Các cảm biến sẽ thu nhận suy nghĩ, hành động này để tạo thành tín hiệu điện - từ, đưa vào máy phân tích. Từ đó, tạo ra môi trường ảo nhưng cực kỳ chân thật.
Ví dụ, nếu bạn chơi một trò chơi nhập vai VR thông minh. Khung cảnh trước mặt sẽ tự động thay đổi dựa theo hướng nhìn của bạn. Hay khi bạn chạy một đoạn, tiêu tốn sức, thở gấp, ngay lập tức, chỉ số “sức mạnh” của nhân vật game cũng sẽ giảm xuống.
3. Thực tế ảo được tạo nên từ đâu?
3.1. Phần mềm
Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, để tạo nên thực tế tế ảo thì không thể không có phần mềm chuyên dụng. Các phần mềm này có 2 nhiệm vụ chính là tạo hình (modelling) và mô phỏng (simulation). Tất cả các đối tượng cần đưa vào và hỗ trợ tạo nên thực tế ảo sẽ trải qua quá trình xử lý trên phần mềm.
Một số phần mềm quan trọng để hỗ trợ xây dựng thực tế ảo là:
● Phần mềm lập trình: Java3D, VRML, X3D, OpenGL...
● Phần mềm đồ họa: PeopleShop, WorldToolKit...
3.2. Phần cứng
Ngoài phần mềm thì phần cứng cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên thực tế ảo. Khi làm thực tế ảo không thể thiếu máy tính có cấu hình mạnh mẽ, các thiết bị đầu vào (thiết bị giúp kích thích giác quan và ghi nhận nơi người dùng đang nhìn hoặc đang chỉ tới) và thiết bị đầu ra (thiết bị hiển thị đồ họa, thiết bị âm thanh...).
4. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thực tế ảo
Như đã nói, công nghệ thực tế ảo hiện nay đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:
Lĩnh vực giải trí: Tạo ra các trò chơi, video thực tế ảo, phim ảnh khám phá khoa học viễn tưởng...
Du lịch số: Tái hiện lại các danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên mà không nhất thiết phải tới tận địa điểm du lịch
Bất động sản: Tham quan kiến trúc nổi tiếng, xây dựng bối cảnh của các căn hộ, tòa nhà...
Y học: Cung cấp các hình ảnh 3D của kết quả MRI để có cái nhìn tổng quan, đa chiều
Ngoài ra, còn có rất nhiều lĩnh vực khác cũng đang dần đưa công nghệ thực tế ảo vào ứng dụng.
5. Tại sao nói thực tế ảo và nhiếp ảnh có mối quan hệ mật thiết?
Nếu đã từng xem phim hay chơi các trò chơi thực tế ảo có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao các khung cảnh, hình ảnh hiển thị lại sắc nét và chân thực tới như vậy? Những hình ảnh đó được tạo nên như thế nào? Đó chính là nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của ngành nhiếp ảnh. Nếu bạn còn nghi ngờ về điều này thì chúng tôi sẽ chứng minh ngay sau đây.
Lấy ví dụ, những bộ phim điện ảnh thực tế ảo ngày nay. Có thể nhận thấy rằng, các cảnh quay trong phim cực kỳ chân thực, sống động. Để tạo nên các cảnh quay y như thật này thì ekip làm phim cần phải trải qua quá trình thực hiện cực kỳ kỳ công. Đầu tiên, đội ngũ họa sĩ thuộc bộ phận kỹ xảo sẽ phải tiến hành phác họa phần bối cảnh thô lên ứng dụng chuyên nghiệp. Dựa trên bản vẽ được đưa ra, đội ngũ nhiếp ảnh sẽ phải tiến hành tìm kiếm thực tế ngoài đời thực.
Khi đã tìm kiếm được khung cảnh thực tế ngoài đời thực nhiếp ảnh gia cần phải thực hiện tấm scan hiện trường 3D. Tuy nhiên, để có thể làm được việc này thì đội ngũ nhiếp ảnh sẽ phải làm việc cật lực. Họ cần chụp hàng nghìn bức ảnh dưới các góc máy khác nhau để tạo ra một tấm scan hoàn chỉnh.
Quá trình chụp này vô cùng vất vả, khó khăn. Thậm chí, nhiếp ảnh gia còn phải ăn nằm ngay tại hiện trường suốt nhiều ngày dài để có thể thu lại bức ảnh tại một địa điểm ở những thời điểm khác nhau.
Trong trường hợp các đoàn làm phim không thể tìm được địa điểm nào đáp ứng theo bản vẽ phác họa bối cảnh thô đã xây dựng, họ buộc phải nhờ tới sự hỗ trợ của công nghệ Unreal Engine. So với với việc để các nhiếp ảnh gia chụp hàng nghìn bức ảnh thì sử dụng Unreal Engine có phần đơn giản hơn nhiều. Đội ngũ sáng tạo chỉ cần nghĩ ra các yếu tố môi trường rồi các kỹ sư sẽ dùng phần mềm Unreal Engine để thiết kế theo nhằm tạo ra bối cảnh như yêu cầu.
Thế nhưng, nhược điểm của cách làm này đó là bối cảnh tạo lập không thể sắc nét và chân thực như khi sử dụng ảnh scan thực địa. Cũng chính vì thế, các nhà làm phim luôn ưu tiên việc sử dụng ảnh scan thực địa hơn. Chỉ trừ trường hợp bất khả năng mới cần tới sự cứu cánh của Unreal Engine bởi phần mềm này xét cho cùng cũng chỉ là hàng super super fake của ảnh scan thực địa mà thôi. Dù nó có tân tiến đến như thế nào vẫn phải chào thua trước các bức ảnh chân thực được tạo nên từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và quá trình scan ảnh.
Trên thực tế, việc đưa thực tế ảo và nhiếp ảnh vào sản xuất phim ảnh đã giúp các đoàn làm phim giảm thiểu được rất nhiều chi phí, nguồn nhân lực và cả thời gian quay dựng phim.
Trước đây, để hiện thực hóa mọi loại bối cảnh, đoàn làm phim thường lựa chọn phông xanh. Tuy nhiên, trong trường hợp diễn viên phải mặc những bộ trang phục có độ phản chiếu cao, điều này lại gây ra một khó khăn. Đó là ánh sáng từ phông xanh phản chiếu lên trang phục cũng như các đạo cụ khiến đoàn làm phim phải tiêu tốn tiền bạc, thời gian để triệt tiêu hoàn toàn. Thậm chí, việc diễn với phông xanh cũng khiến cho diễn viên gặp khó khăn bởi họ phải tự tưởng tượng ra hoàn cảnh xung quanh trong khi bốn bề chỉ có một màu xanh để diễn xuất.
Thế nhưng, khi đưa công nghệ thực tế ảo vào các vấn đề diễn với phông xanh sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Không còn ánh sáng ám xanh, không gian xung quanh chân thực giúp các diễn viên diễn xuất tự nhiên hơn, các công việc hậu trường giảm đáng kể. Và từ đó, số lượng thành viên của ekip làm phim cũng giảm theo.
Theo như Chủ tịch của Lucasfilms - Kathleen Kennedy chia sẻ thì nếu như muốn quay một cảnh cực đại tại Iceland đoàn làm phim có thể phải điều tới 700 nhân viên ra thực địa, mất 4 tháng chỉ để dựng phim trường. Tuy nhiên, nếu áp dụng thực tế ảo vào trong sản xuất phim thì không cần nhiều nhân lực, thời gian và chi phí như thế nữa. Đoàn làm phim chỉ cần cử một đội nhiếp ảnh ra hiện trường để chụp ảnh và gửi về đoàn làm phim cho các kỹ sư khác thực hiện các bước tiếp theo. Vậy là khung cảnh chân thực sẽ được mô phỏng lại mà hiệu quả vẫn tương ứng. Tương tự, đối với các lĩnh vực khác ứng dụng công nghệ thực tế ảo cũng có cách làm như vậy.
Có thể thấy rằng, để xây dựng thực tế ảo thành công thì không thể không kể đến những đóng góp, hỗ trợ to lớn từ lĩnh vực nhiếp ảnh. Chính vì vậy, thực tế ảo và nhiếp ảnh tưởng chừng là 2 lĩnh vực riêng biệt nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết. Nhiếp ảnh đã hỗ trợ đắc lực, tạo nên chất lượng cho sản phẩm từ công nghệ thực tế ảo.
Credit: Valor team