Nhiếp ảnh thương mại: 8 bí kíp chụp ảnh du lịch ngay tại địa phương

Nhiếp ảnh thương mại: 8 bí kíp chụp ảnh du lịch ngay tại địa phương

Đầu năm 2020, Booking.com đã dựa vào dữ liệu của hơn 22.000 khách du lịch để tìm hiểu những xu hướng dẫn đầu trong ngành này. Và đứng đầu danh sách của họ là xu hướng du lịch “second-city” (khám phá những địa danh ít người biết tới).

Hơn nửa số người du lịch trên thế giới (54%) muốn giảm bớt quá tải du lịch bằng cách khám phá những địa danh ít người biết tới. Và 51% sẵn sàng thay đổi địa điểm dự kiến của họ để tới một nơi tương tự nhưng ít nổi tiếng hơn, nếu biết rằng việc đó sẽ làm giảm tác động của du lịch tới môi trường.

Đối với các nhiếp ảnh gia thương mại, xu hướng này là một sự thay đổi để tiến tới những bức ảnh đậm tính địa phương hơn. Bạn không cần phải đi khắp thế giới để tạo ra những bức ảnh thương mại xuất sắc. Ngày nay, những hình ảnh quen thuộc đang dần lên ngôi. Chẳng hạn như những chuyến du lịch ngắn ngày, đi về quê hay chụp ảnh sau sân nhà.

Phần lớn chúng ta đều đang sống ở những địa điểm “second-city” như vậy. Nơi mà ai ai cũng quen thuộc với các địa danh cộng đồng và các hoạt động bản xứ, nhưng khách du lịch từ nơi khác có thể bỏ qua.

Bạn có thể tham khảo 8 bí kíp chụp ảnh du lịch thương mại dưới đây mà không cần phải rời khỏi khu vực sinh sống của mình.

1.jpg

Kết nối với cộng đồng của mình

Theo Getty Images, phong trào “Tourist vs. Traveler” sẽ tiếp tục định hình những bước phát triển tiếp theo của nhiếp ảnh thương mại. Du lịch đang dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mọi người luôn muốn sự gắn kết với những địa danh mà họ đặt chân tới. Rất nhiều người không còn phụ thuộc vào các công ty du lịch nữa. Họ tự tạo ra danh sách các địa điểm cần tới của riêng mình, dựa trên những thông tin tìm hiểu được qua internet.

Những địa danh tuyệt vời nhưng không mấy ai biết tới đang dần thay thế các địa điểm du lịch nổi tiếng. Vậy nên bạn hãy “đào” thông tin sâu hơn nữa, tìm hiểu thật nhiều để khám phá những điểm đặc biệt của địa phương mình.

Bạn có thể truy cập blog 500px để tìm hiểu và học hỏi về những địa điểm mà mọi người đang chụp ảnh. Bạn có thể hỏi bạn bè hoặc người thân, hàng xóm hay bất kỳ ai trong khu vực, để biết họ thường đến đâu vào cuối tuần, biết đâu họ còn có thể cho bạn một vài lời khuyên hữu ích.

Đem theo giấy cấp quyền sử dụng hình ảnh

Nếu bạn định chụp ảnh một tài sản tư hữu nào đó. Hãy xin cấp quyền sử dụng hình ảnh để có thể sử dụng các sản phẩm nhiếp ảnh của mình với mục đích thương mại. Kể cả khi những tài sản đó chỉ nằm trong phông nền và không phải chủ thể của bức ảnh.

Để “chắc ăn” và tránh thất vọng khi đi chụp. Bạn nên tìm hiểu trước về quy định tại mỗi địa điểm chụp ảnh. Nếu muốn chụp một khách sạn, nhà hàng hay quán cafe, bạn nên tìm đến chủ sở hữu của những nơi đó trước. Bạn có thể tải và in trước giấy xin cấp quyền sử dụng hình ảnh để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.

Hãy cho họ xem giấy cấp quyền sử dụng hình ảnh của bạn, giải thích về tất cả mọi thứ và nhờ họ ký vào đơn xin cấp quyền sử dụng hình ảnh. Nếu câu trả lời của họ là “có”, đó chính là cơ hội “vàng” cho bạn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của địa điểm đó cũng như tạo ra những bức ảnh ý nghĩa và chi tiết hơn.

Một vấn đề khác về quyền sử dụng hình ảnh. Ngoài các cao ốc, nhà cửa và các hộ kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý đến cả các tác phẩm nghệ thuật đường phố như graffiti hay đài tưởng niệm. Bạn hãy thật cẩn thận tìm hiểu kỹ thông tin và xin cấp quyền trước khi đem những bức ảnh của mình đi bán.

2.jpg

Hãy chụp cùng bạn bè

Bất kỳ ai xuất hiện trong bức ảnh của bạn, đều cần phải ký vào giấy nhượng quyền sử dụng hình ảnh, để bạn sử dụng bức ảnh đó với mục đích thương mại. Có một cách khác dễ dàng hơn. Bạn hẹn trước lịch chụp ảnh với người quen của mình, chẳng hạn như bạn bè thân thiết. 

Yếu tố con người có thể giúp những bức ảnh thương mại của bạn bán chạy hơn. Không phải chỉ cần có phong cảnh, mà hãy “thả hồn” cho những bức ảnh của mình. Bằng cách thể hiện những trải nghiệm của người dân với nền văn hóa địa phương. Ngoài ra, kể cả khi đi chụp cùng bạn bè hay người thân, thì bạn hãy chú ý khi tới các địa điểm hay sự kiện có trả phí. Bởi những nơi như vậy thường được đăng ký bản quyền, và những bức ảnh chụp tại đó không được sử dụng với mục đích thương mại.

3.jpg

Làm nổi bật nền ẩm thực địa phương

Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch. Trên thực tế, theo báo cáo về xu hướng du lịch Canada năm 2020 thực hiện bởi Skyscanner, gần ⅕ người Canada lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ của mình để khám phá ẩm thực các địa phương.

Bạn có thể chụp hình người mẫu ảnh của bạn đang ăn các món đặc sản địa phương, hay chỉ đơn giản là chụp ảnh các món ăn mà bạn đang thưởng thức. Những hình ảnh cụ thể và mang đậm tính địa phương chính là điều mà nhiều khách hàng mua ảnh tìm kiếm.

Bạn có thể chụp ảnh đồ ăn ở trong studio, hoặc chụp trong quá trình khám phá địa danh đó. Hãy tham khảo các trang blog du lịch, mạng xã hội để tìm hiểu trước những quán ăn, chợ hay siêu thị nổi tiếng ở khu vực, đặc biệt là những đặc sản chỉ có tại địa phương. Theo nghiên cứu, 71% người du lịch cho rằng thưởng thức đặc sản địa phương là việc rất quan trọng đối với họ.

4.jpg

Hãy đi thật chậm

Theo Dự báo về Du lịch năm 2020 thực hiện bởi Booking.com, 48% khách du lịch muốn sử dụng phương tiện di chuyển chậm rãi hơn (chẳng hạn như tàu hỏa, thuyền…), để giảm bớt dấu chân sinh thái (environmental footprint). 61% người cho rằng họ thích đi quãng đường dài và tận hưởng toàn bộ chuyến đi. Và 57% người không quan tâm đến vấn đề thời gian khi sử dụng các phương tiện đó.

Điều quan trọng không chỉ là tên địa danh mà bạn đang đến, mà cả cách bạn đặt chân tới vùng đất đó. Đó là lý do “du lịch chậm” trở thành xu hướng nổi bật trong cộng đồng nhiếp ảnh thương mại trên 500px.

Khi dành thời gian quan sát cuộc sống xung quanh. Bạn có thể tìm thấy nhiều địa điểm mới và khám phá những điều thú vị mà bạn đã từng bỏ lỡ. Hãy chọn một lịch trình dài hơn, chậm rãi hơn khi tới địa điểm mà bạn muốn tham quan. Và đương nhiên, cầm theo máy ảnh trên suốt dọc đường đi. Tương tự, nếu khu bạn sống có hệ thống giao thông đặc biệt hoặc đậm chất lịch sử, hãy tận dụng nó nhé!

Tuy nhiên, nhiều hệ thống giao thông có những quy định riêng về việc ban có thể đưa những yếu tố nào vào những bức ảnh thương mại của mình. Ví dụ, MTA (Giao thông Đô thị) tại New York sở hữu bản quyền thương hiệu của tất cả các số định tuyến và biển báo của họ. Bạn không được sử dụng hình ảnh các hãng tàu cao tốc như French TGV hay Japanese Shinkansen với mục đích thương mại.

Nhìn chung, dù chọn phương tiện di chuyển nào thì bạn cũng nên kiểm tra kỹ để chắc chắn mình không chụp những tài sản tư hữu. Bao gồm cả tài sản thuộc về thương hiệu như logo hay dấu hiệu đặc trưng.

Có trách nhiệm

Các khách sạn và hãng hàng không nổi tiếng đang dần loại bỏ việc sử dụng nhựa một lần. Và nhiều người trong số chúng ta hẳn cũng muốn sự thay đổi tương tự xảy đến với nhiếp ảnh du lịch. Trên Getty Images, trong năm vừa rồi, lượng người dùng tìm kiếm các cụm từ “cốc cà phê tái sử dụng”, “ống hút kim loại” và “bình nước tái sử dụng” lần lượt tăng 479%, 206% và 155% so với năm trước đó.

Khi khám phá khu vực mình đang sinh sống. Bạn cũng nên quan tâm đến cả vấn đề này. Thay vì mua những cốc nhựa chứa cafe đem đi, hãy “đầu tư” bình đựng nước cá nhân để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường. Trong trường hợp bạn sử dụng chúng để phục vụ cho quá trình chụp ảnh, hãy nhớ tránh logo hay những chi tiết nhận diện thương hiệu trên các sản phẩm này nhé! 

5.jpg

Hãy ra ngoài

National Geographic đã từng liệt kê “du lịch nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường” là một trong những xu hướng du lịch được nhiều người yêu thích nhất. Nhiếp ảnh du lịch thương mại đang dần “chuyển mình” từ những thành phố lớn tới những khu rừng xa xôi. Vì chúng ta đang ngày càng muốn khám phá, trải nghiệm và hòa mình với thế giới tự nhiên.

Năm 2018, lần đầu tiên “thiên nhiên” trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Getty Images. Tới 2019, xu hướng “astro-tourism” (khám phá những vùng đất thân thiện với thiên nhiên và hệ sinh thái) đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.

Xu hướng này tập trung kết nối con người với thiên nhiên, thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên. Do đó, bạn có thể khiến bức ảnh của mình nổi bật hơn, bằng cách thể hiện chi tiết con người đang tương tác với cảnh vật xung quanh mình. Đa số các địa danh đều là tài sản công cộng, nhưng để “ăn chắc mặc bền” thì bạn vẫn nên kiểm tra trước với người có thẩm quyền, để đảm bảo mình được chụp ảnh tại đó và sử dụng chúng với mục đích thương mại.

6.jpg

Gắn thẻ địa điểm chụp

Bước cuối cùng là bổ sung thông tin cho các bức ảnh để người mua có thể dễ dàng tìm ra chúng. Lúc này, bạn cần thêm các từ khóa liên quan đến bức ảnh và thông tin về địa điểm chụp. Hãy viết càng chi tiết càng tốt, ghi rõ quốc gia, tỉnh/thành phố, quận/huyện...

Nếu trong ảnh của bạn có yếu tố con người, hãy mô tả họ (ví dụ như tuổi tác, giới tính, tôn giáo, màu tóc, tâm trạng…). Viết chi tiết về số lượng người trong ảnh, hành động mà họ đang làm, mối quan hệ giữa những người trong ảnh… Cuối cùng, hãy bổ sung một vài từ khóa nói lên ý tưởng và dụng ý của bạn trên những bức ảnh. Ví dụ, bạn có thể thêm “du lịch”, “lang thang”, “cảnh đẹp”, “địa phương”... 

Chúc bạn thành công!

Bản quyền dịch: Valor team
Credit: How to take travel photos in your local neighborhood

Chụp nội thất 360 độ: Bí kíp tạo ra những bức ảnh nội thất xuất sắc

Chụp nội thất 360 độ: Bí kíp tạo ra những bức ảnh nội thất xuất sắc

Lý thuyết màu sắc dành cho nhiếp ảnh gia: Giới thiệu về Vòng thuần sắc

Lý thuyết màu sắc dành cho nhiếp ảnh gia: Giới thiệu về Vòng thuần sắc