Bỏ túi 7 mẹo “vàng” trong chụp ảnh resort 

Bỏ túi 7 mẹo “vàng” trong chụp ảnh resort 

Antonio Cuellar là một nhiếp ảnh gia với kinh nghiệm nhiều năm chụp ảnh resort và khách sạn sang trọng, từng đi chụp cho nhiều khách sạn lớn tại nhiều quốc gia như Mexico, Trung Quốc, Scotland... Theo anh, khi chụp ảnh resort, có rất nhiều yếu tố mà nhiếp ảnh gia cần quan tâm, chẳng hạn như góc chụp, thiết bị chụp, ánh sáng… 

1.jpg

Bạn có thể tham khảo 7 mẹo chụp ảnh resort dưới đây của Antonio để chuẩn bị cho hành trình nhiếp ảnh sắp tới của mình: 

Chuẩn bị sẵn các thiết bị cần thiết

Nếu bạn muốn cho ra những bức ảnh chuyên nghiệp nhất, hãy đầu tư vào thiết bị. Khi chụp nội thất, bạn sẽ cần sử dụng ống kính góc rộng cùng với máy ảnh full-frame. Nếu là người thực sự muốn đi theo con đường chụp ảnh kiến trúc và nội thất, bạn có thể sắm cho mình ống kính tilt-shift 24mm (khoảng 60% nhiếp ảnh gia chụp ảnh kiến trúc sử dụng loại lens này). 

2.jpg

Một người bạn đồng hành không thể thiếu khác là một chiếc tripod chắc chắn. Khi chụp ảnh resort, bạn sẽ thường xuyên phải chụp những bức ảnh với tốc độ màn trập chậm hơn. Lúc này, tripod sẽ giúp bức ảnh nét hơn, hạn chế rung lắc. 

3.jpg

Sử dụng thiết bị đo mặt phẳng

Trong chụp ảnh resort, thiết bị đo mặt phẳng sẽ giúp bạn định vị chính xác để bức ảnh không bị nghiêng. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp.

Hiện nay, đa số các dòng máy ảnh đời mới đều được trang bị tính năng đo mặt phẳng, vậy nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

4.jpg

Tránh chụp góc quá rộng

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư thường cố chụp góc càng rộng càng tốt để đưa tất cả các chi tiết trong căn phòng vào trong một bức ảnh. Tuy nhiên, việc chụp ảnh như vậy có thể khiến bức ảnh gặp nhiều vấn đề. Trên thực tế, nhiều khách sạn không khuyến khích nhiếp ảnh gia chụp góc rộng hơn 24mm vì như vậy sẽ có thể làm giảm độ chân thật của không gian, khiến căn phòng “ảo” hơn so với ngoài đời thực. 

Nếu muốn chụp góc rộng mà không khiến các chi tiết bị bóp méo, bạn nên tránh để các chi tiết nội thất ở quá gần so với viền ảnh.

5.jpg

Đưa máy ảnh xuống thấp khi cần thiết

Đưa máy ảnh xuống vị trí thấp hơn so với mắt của người chụp có thể tạo góc nhìn mới lạ và độc đáo, khiến bức ảnh trở nên thú vị hơn. Không chỉ vậy, việc chụp ảnh ở góc thấp hơn còn giúp các chi tiết nội thất trong căn phòng bớt bị bóp méo hơn. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng chụp được ảnh ở góc thấp, đặc biệt là khi chụp những không gian lớn hơn, chẳng hạn như ảnh chụp bộ sofa dưới đây. Trong trường hợp này, hãy đặt máy ảnh lên cao hơn một chút để có thể đưa toàn bộ không gian căn phòng vào bức ảnh, giúp người xem dễ dàng hình dung hơn.

6.jpg

Bố cục ảnh chính là chìa khóa

Dù là ảnh với phối cảnh 1 điểm tụ hay 2 điểm tụ, những bức ảnh của bạn đều có thể trở nên xuất sắc, miễn là bạn biết điều chỉnh bố cục hợp lý.

Nếu bạn chụp ảnh với phối cảnh 1 điểm tụ (one-point perspective), hãy nhớ rằng những đường ngang và dọc trong bức ảnh luôn phải thật thẳng. Nếu chụp ảnh với phối cảnh 2 điểm tụ, bạn hãy chú ý chụp với một góc lớn hơn 30 độ để người xem không hiểu lầm rằng bức ảnh của bạn có phối cảnh 1 điểm tụ nhưng bị… lỗi! 

7.jpg

Chú ý đến khẩu độ máy ảnh

Khi kết hợp khẩu độ thấp với việc focus vào đúng đối tượng, bạn sẽ có thể cho ra những bức ảnh cực sắc nét, sẵn sàng rao bán trên thị trường nhiếp ảnh thương mại. Khi chụp một vật ở cách xa so với vị trí của bạn, hãy sử dụng khẩu độ từ khoảng f5.6 đến f8. Nhiếp ảnh gia Antonio Cuellar chia sẻ rằng anh rất ít khi sử dụng khẩu độ cao hơn f11, trừ trường hợp chụp nội thất có yếu tố con người.

Khẩu độ thấp đồng nghĩa với việc tốc độ màn trập cũng chậm hơn, đó là lý do tại sao một chiếc tripod chắc chắn lại được ví như “người bạn đồng hành không thể thiếu” của các nhiếp ảnh gia. 

8.jpg

Căn chỉnh ánh sáng phù hợp

Nhiều nhiếp ảnh gia chụp kiến trúc có thể “sống sót” mà không cần phải sử dụng đến bất kỳ một nguồn sáng nhân tạo nào. Họ sử dụng một phương pháp có tên HDR (kết hợp nhiều dải nhạy sáng để tạo thành một bức ảnh). Nhờ HDR, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể cho ra những bức ảnh chất lượng cao và tự tin đứng vững trên thị trường nhiếp ảnh thương mại.

9.jpg

Hy vọng 7 bí kíp chụp ảnh resort của nhiếp ảnh gia Antonio Cuellar trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với những những nhiếp ảnh gia đã, đang và sẽ “dấn thân” vào con đường chụp ảnh kiến trúc và nội thất. Chúc bạn có những bộ ảnh ưng ý nhất!

Bản quyền dịch: Valor team
Credit: Want To Be A Hotel Photographer? Here Are 7 Tips From A Pro

Chụp ảnh khách sạn và những bí kíp

Chụp ảnh khách sạn và những bí kíp

Bí kíp chụp và xử lý ảnh chụp chân dung dưới ánh sáng tự nhiên

Bí kíp chụp và xử lý ảnh chụp chân dung dưới ánh sáng tự nhiên