Chụp ảnh nhà ở: Tưởng không dễ mà… dễ không tưởng!

Chụp ảnh nhà ở: Tưởng không dễ mà… dễ không tưởng!

Trong xã hội hiện đại và ngày càng phát triển như hiện nay, các hoạt động mua và bán bất động sản đang dần trở nên sôi động hơn, khiến nhu cầu chụp ảnh nhà ở cũng tăng lên mỗi ngày. Nếu bạn là “tấm chiếu mới” bước chân vào sự nghiệp chụp ảnh nhà ở, hãy thử tham khảo những bí kíp chụp ảnh dưới đây nhé! 

Cần có những thiết bị gì?

Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu cho công cuộc chụp ảnh nhà ở là một chiếc máy ảnh, ống kính (lens) và chân máy (tripod). Ngoài ra, bạn cũng cần học cách sử dụng thành thạo các thiết bị hỗ trợ ánh sáng và thủ thuật Photoshop để phục vụ cho quá trình chụp và chỉnh sửa ảnh của mình.

Bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc máy ảnh có hỗ trợ kết nối với các loại dây cáp, có thể gắn thêm flash, thay đổi lens và hỗ trợ sử dụng thiết bị điều khiển từ xa. Bên cạnh đó, ống kính góc rộng cũng là một vật không thể thiếu. Đối với máy ảnh cảm biến cỡ nhỏ (máy ảnh crop), bạn có thể sử dụng với lens 10-22mm hoặc 12-24mm. Còn đối với máy ảnh full frame, lens 16-35 là sự lựa chọn hợp lý.

Một chiếc ống kính tilt-shift cũng rất hữu ích vì giúp loại bọ hiện tượng méo phối cảnh, giúp bức ảnh truyền tải đúng nhất hình dáng thực của đối tượng. Một vài loại ống kính tilt-shift được sử dụng rộng rãi là ống kính 17mm và 24mm của Canon và Nikon.

2.jpg

Các kỹ thuật chụp thì khá đa dạng, chẳng hạn như chụp phơi sáng kép, HDR, chụp ảnh flash không dây hay kỹ thuật light painting chụp chồng hình (multiple exposure). Dù bạn chụp với kỹ thuật nào đi chăng nữa thì cũng hãy lưu ý luôn giữ nguyên máy ảnh ở một vị trí để đảm bảo những bức ảnh không bị “lệch pha” khi cần chụp chồng hình. Hãy tận dụng tính năng hẹn giờ chụp, sử dụng dây cáp hay điều khiển từ xa để hạn chế tối đa việc di chuyển máy ảnh. 

Cần chụp những gì?

Ảnh chụp ngoại thất là bức ảnh đầu tiên mà phần lớn khách hàng tiềm năng sẽ xem khi bắt gặp bộ ảnh chụp nhà ở. Ảnh ngoại thất của ngôi nhà rất quan trọng, vậy nên bạn cần dành thời gian để tìm ra góc chụp đẹp nhất với ánh sáng phù hợp nhất. Hãy hỏi chủ nhà về những chi tiết mà họ muốn làm nổi bật (chẳng hạn như sân nhà, thềm nhà, vườn, bể bơi…). Mọi chi tiết đều cần được chụp cùng với các cảnh quan khác để thể hiện rõ vị trí của chúng trong tổng thể ngôi nhà, chẳng hạn như phía sau khu vườn là một nhà kho.

3.jpg

Về ánh sáng bên ngoài

Phần lớn các chi tiết ngoài trời đều được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên, vậy nên bạn có thể tận dụng bằng cách sử dụng Google Maps để xác định thời điểm chụp ảnh với ánh sáng phù hợp nhất trong ngày. Ví dụ, vào mùa đông, những ngôi nhà hướng Tây sẽ không nhận được ánh sáng mặt trời từ hướng đông. Để tránh ảnh chụp bị ngược sáng, bạn hãy đứng chụp từ vị trí cùng phía với mặt trời so với ngôi nhà. 

4.jpg

Bạn cũng có thể chụp nhà ở vào thời điểm chạng vạng. Lúc này, bạn bật tất cả các nguồn sáng của ngôi nhà lên, giúp ngôi nhà nổi bật hơn giữa nền trời sau hoàng hôn. .

6.jpg

Về việc chụp nội thất

Để tiết kiệm thời gian, trước khi bắt đầu buổi chụp, bạn nên liên hệ trước với chủ nhà để yêu cầu họ dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng ngôi nhà. Khi bước vào trong nhà, hãy đi một vòng quanh tất cả các phòng và tìm các góc chụp đẹp nhất cho từng phòng.

9.jpg

Việc chụp ảnh nội thất có thể sẽ khó khăn hơn nếu ánh sáng từ cửa quá lớn mà đồ nội thất lại quá tối. Bạn có thể xử lý hiện tượng ngược sáng bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là chụp ảnh khi ngoài trời đang không quá sáng (chẳng hạn như tầm chiều tối hoặc vào ngày âm u, thay vì chụp ảnh vào giữa trưa). Đồng thời, bạn cũng nên bật toàn bộ các nguồn sáng nhân tạo sẵn có để tăng độ sáng cho căn phòng.

14.jpg

Điều chỉnh máy ảnh ra sao?

Khi chụp ảnh nội thất, các góc thẳng đứng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong một căn phòng sẽ có rất nhiều đồ nội thất có cạnh thẳng đứng, chẳng hạn như tường, viền cửa, cửa sổ…, và tất cả chúng đều phải thực sự thẳng đứng trong các bức ảnh. Bạn có thể sử dụng ống kính tilt-shift để xử lý vấn đề này.

Một cách khác nữa là bạn sử dụng miếng hotshoe cân bằng cho máy ảnh. Tuy nhiên, phương án này không phải lúc nào cũng hiệu quả nếu bạn không biết điều chỉnh chiều cao máy ảnh sao cho hợp lý.

Vậy máy ảnh cao bao nhiêu là hoàn hảo? Bạn có thể để máy ảnh cao đến tầm ngang ngực để hạn chế tối đa việc các đường thẳng đứng bị lệch hướng, đồng thời ứng dụng các phương pháp khác như công cụ Lens Correction trong Photoshop (hoặc Lightroom).

626808_Design4_Bedroom_SFW.jpg

6. Điều chỉnh ánh sáng trong nhà ra sao?

HDR có thể là công cụ hữu ích với những bức ảnh ngược sáng, nhưng lại khó tạo ra các vùng sáng và tối tại các khu vực không có ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn cần chụp một chiếc tủ cạnh một bức tường tối màu, hãy bổ sung thêm nguồn sáng phụ để làm nổi bật mọi chi tiết. Đó có thể là đèn flash, bộ đèn studio hay đèn chớp (strobe)...

17.jpg

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài bộ multi-flash wireless để cho ra những bức hình với lượng ánh sáng ưng ý nhất. Một kỹ thuật chụp khác cũng được sử dụng rộng rãi là light painting (vẽ tranh bằng ánh sáng). Với kỹ thuật này, các khu vực được chiếu sáng có chọn lọc và sau đó các bức ảnh sẽ được chụp với phương pháp chồng ảnh (exposure blending). 

Tuy nhiên, một điểm trừ với kỹ thuật này nằm ở việc cân bằng màu sắc ánh sáng. Khi kết hợp các vùng sáng với nhau, chẳng hạn ánh sáng vàng tự nhiên từ cửa sổ kết hợp với ánh sáng từ đèn LED trên trần nhà, rồi lại thêm cả ánh đèn huỳnh quang trong phòng bếp, bạn sẽ có một bức ảnh với đủ các thể loại màu sắc ánh sáng khác nhau. Bức tường cạnh cửa sổ sẽ có màu xanh nhưng bức tường cạnh chiếc đèn lại có màu hổ phách, rồi đến trần nhà phòng bếp lại ám một chút xanh lá. 

Tuy nhiên không hẳn lúc nào những bức ảnh trộn ánh sáng cũng tệ. Có những bức ảnh với ánh sáng trộn không quá “lộ liễu” và người xem phải “căng mắt” mới có thể nhận ra. Bạn có thể hạn chế tình trạng trộn ánh sáng bằng cách sử dụng đèn trong phòng có màu giống ánh sáng ngoài trời, hoặc dùng kỹ thuật color correction trong Photoshop để thay đổi màu tại những vùng cần thiết.

20.jpg

Thành quả

Khi đã hoàn thành việc chụp và chỉnh sửa ảnh, việc bạn cần làm lúc này là gửi file ảnh tới cho khách hàng. Hãy đảm bảo lưu file với định dạng và kích cỡ theo đúng yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng yêu cầu ảnh với độ phân giải thấp, bạn dùng tính năng Save for Web trong Photoshop. Khi gửi file, bạn có thể sử dụng Dropbox hoặc các nền tảng chia sẻ dữ liệu khác như Google Drive.

Tóm lại

Khi chụp ảnh nhà ở, bạn cần ghi nhớ:

  • Đừng bao giờ quên đem theo những công cụ tốt nhất phục vụ cho buổi chụp.

  • Khám phá và cố gắng thành thục trong việc chụp ảnh ở nhiều góc độ và vị trí khác nhau (để chọn ra góc chụp đẹp nhất).

  • Thành thạo các kỹ thuật như phơi sáng, HDR, nguồn sáng phụ, phơi sáng kép...

  • Cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ, chẳng hạn như xóa đường dây điện.

Chúc bạn thành công!

Bản quyền dịch: Valor team
Credit: Real Estate Photography – a Guide to Getting Started

Bí kíp chụp và xử lý ảnh chụp chân dung dưới ánh sáng tự nhiên

Bí kíp chụp và xử lý ảnh chụp chân dung dưới ánh sáng tự nhiên

“Tất tần tật” những gì bạn có thể chưa biết về chụp ảnh HDR

“Tất tần tật” những gì bạn có thể chưa biết về chụp ảnh HDR