Valor Studio

View Original

Lý thuyết màu sắc dành cho nhiếp ảnh gia: Giới thiệu về Vòng thuần sắc

Vào năm 1907, khi hai anh em Auguste và Louis Lumière lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng về kỹ thuật Autochrome Lumière.

Autochrome Lumière - phương pháp chụp ảnh màu bằng các tấm kính ảnh màu

Kỹ thuật này khiến cả thế giới phải sững sờ và mê mẩn. Trước phát minh mang tính cách mạng này, nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz đã có lời nhận xét: “Sớm thôi, thế giới sẽ phát điên lên bởi màu sắc nhờ anh em nhà Lumière”.

Ngành nhiếp ảnh đã đạt được bước tiến dài trong thế kỷ trước. Đến bây giờ lớp bột khoai tây nhuộm không còn là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật Autochrome Lumière nữa. Trải qua hàng thập kỷ, chúng vẫn bền, đẹp và chưa hề có dấu hiệu phai nhạt theo thời gian; và thế giới vẫn quay cuồng vì màu sắc.

Mặc dù lý thuyết màu là chủ đề mà lớp học hội họa nào cũng quan tâm, nhưng đôi khi lại bị bỏ qua trong giới nhiếp ảnh. Vì vậy qua bài viết gồm ba phần dưới đây, chúng tôi sẽ lý giải về các màu sắc và mối quan hệ giữa chúng. Đây mới chỉ là phần mở đầu cho Vòng thuần sắc, vì vậy hãy theo dõi các phần còn lại vào những tháng tới.

Vòng thuần sắc

Vòng thuần sắc chỉ là một công cụ thuận tiện để phân tích mối quan hệ giữa các màu sắc với nhau. Loại phổ biến nhất được các họa sĩ vẽ tranh sử dụng dựa trên hệ màu RYB.

  • Hệ màu RYB với màu Red, Yellow, Blue là các màu cơ bản.

  • Pha những màu cơ bản với nhau và bạn sẽ có các màu phụ là Orange, GreenViolet.

  • Pha thêm lần nữa tất cả các cặp màu trên chúng ta sẽ có sáu màu bậc ba: Red-Orange, Yellow-Orange, Yellow-Green, Blue-Green, Blue-Violet hoặc Red-Violet.

Trong khi đó các nhiếp ảnh gia thường sử dụng hệ màu RGB.

  • Hệ màu RGB với màu Red, Green, Blue là các màu cơ bản.

  • Pha các màu này với nhau sẽ tạo ra các gam màu phụ là Yellow, CyanMagenta.

  • Mô hình màu RGB cũng có sáu màu bậc ba: Orange, Chartreuse Green, Spring Green, Azure, Violet, Rose.

Trong phần giới thiệu ngắn gọn này, các nhiếp ảnh gia có thể xem xét sáu cách sử dụng lược đồ màu đơn giản để cải thiện màu sắc. Mặc dù hệ thống RGB chắc chắn sẽ được các nhiếp ảnh gia sử dụng, nhưng bài viết này vẫn sẽ trên cơ sở hệ màu RYB.

Phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc sử dụng một trong mười hai màu trên vòng thuần sắc với các sắc thái, độ đậm nhạt và tông màu khác nhau.

Phối màu đơn sắc được tạo ra bằng cách đưa hầu hết các màu trong ảnh về cùng một họ màu (nhánh màu).
Tạo vùng sáng bằng cách thêm màu trắng vào màu cơ bản, đổ bóng bằng cách thêm màu đen và điều chỉnh đậm nhạt bằng cách thêm màu xám.

Bức ảnh của Puchong Pannoi về thành phố cổ Bagan ở Myanmar có nhiều lớp, từ những ngôi đền, cây cối đến khinh khí cầu lơ lửng ở phía xa. Đôi khi những yếu tố này có thể gây rối mắt, nhưng Pannoi đã thành công khi kết hợp tất cả chúng lại với nhau một cách hài hoà nhờ một bảng màu đơn sắc.

Các phối màu đơn sắc thường có thể mang sắc thái mạnh mẽ. Theo huyền thoại nhiếp ảnh, Ansel Adams đã từng rất hài lòng khi nhìn thấy một trong những bức ảnh đơn sắc nổi tiếng nhất của William Eggleston đến mức ông đưa ra lời bình: “Nếu không thể làm cho nó đẹp, hãy làm cho nó có sắc đỏ”. May mắn thay, ngày nay những màu sắc mạnh không chỉ được đón nhận mà còn mang lại kết quả đáng kinh ngạc.

Phối màu bổ sung

Phối màu bổ sung sử dụng hai màu đối xứng nhau của vòng thuần sắc, cách này rất phù hợp trong nhiếp ảnh vì chúng bổ sung độ tương phản tạo điểm nhấn cho hình ảnh. Ở đây, Da Miane sử dụng gam màu bổ sung là xanh lá cây và đỏ.

Trong bức ảnh đường phố tại Singapore, Peter Stewart sử dụng hai gam màu đối lập là cam và xanh lam khiến bức ảnh tự thu hút ánh nhìn của người xem mà không cần phức tạp hoá bố cục.

Phối màu bổ túc xen kẽ

Thay vì sử dụng màu đối lập trực tiếp, người ta sẽ chọn màu cơ bản và sau đó sử dụng hai màu ở hai bên của nó.

Trong bức ảnh đa sắc này, Claudio de Sat chụp bầu trời xanh trên nền kiến trúc của các tòa nhà Plattenbauten ở Đông Berlin. Ông kết hợp các gam màu gần với đỏ cam và vàng cam trên bánh xe màu để tạo ra một bức ảnh nổi bật và hài hòa với một chút kịch tính.

Phối màu bổ túc bộ bốn

Phối màu bổ túc bộ bốn đôi khi được gọi là phối màu chữ nhật. Có tổng cộng bốn màu được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Đây có lẽ là cách phức tạp nhất trong số các cách phối màu cơ bản mà chúng tôi sẽ đề cập ở đây.

Bức ảnh này của Alena Haurylik đã thành công trong việc tạo ra một tác phẩm vừa bắt mắt vừa tinh tế một cách xuất sắc khi sử dụng hai cặp tương phản (cam và lam, xanh lá và đỏ).

Phối màu tương đồng

Cách phối màu tương đồng là sự kết hợp ba màu nằm cạnh nhau trên vòng thuần sắc. Nhà nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Jonne Seijdel đã bắt gặp chú tắc kè hoa ba sừng khi đi qua vùng núi Rwenzori ở Uganda. Ông đưa nó vào bức ảnh bằng việc sử dụng các màu sắc cạnh nhau, tạo nên những phối màu rất nhã nhặn và đẹp mắt. Các phối màu tương tự thường được tìm thấy trong tự nhiên.

Với phối màu tương đồng, các nhiếp ảnh gia thường sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mình một màu chủ đạo. Sau đó sử dụng các màu khác trong vai trò hỗ trợ hoặc tạo điểm nhấn.

“60-30-10” là một nguyên tắc vàng thường được áp dụng trong thiết kế. Nghĩa là màu chủ đạo chiếm 60% không gian, trong khi màu phụ (thứ cấp hoặc tam cấp) chiếm 30% và 10% còn lại dành cho bậc màu cuối cùng.

Bức ảnh tựa đề Orange Dream của Jovana Rikalo được xây dựng chủ yếu với màu cam, đỏ và vàng trong vai trò tạo điểm nhấn.

Phối màu tam giác đều

Nguyên tắc này là sự kết hợp giữa ba màu bất kỳ cách đều nhau trên vòng thuần sắc, mang lại sự sống động và đầy tương phản. Bức chân dung của người phụ nữ và trái cây ở Colombia của Sabrina Hb có tông màu vàng làm chủ đạo. Nhưng những mảng màu xanh, đỏ trên váy của người phụ nữ đã khiến nó thêm phần “ấn tượng” và tràn đầy sức sống.

Các nhà thiết kế thường gợi ý về việc sử dụng ba màu chủ đạo hoặc ba màu phụ để bức ảnh có vẻ ngoài “tươm tất”. Việc lạm dụng nhiều màu bậc ba sẽ khiến tác phẩm của bạn có nguy cơ xỉn màu hoặc trở nên lộn xộn. Bức tranh phong cảnh của Gunar Streu với ba gam màu phụ của hệ RYB như cam, tím và xanh lá cây sẽ là một ví dụ hoàn hảo về việc sử dụng màu sắc một cách thông minh.

Mặc dù studio có thể là nơi lý tưởng nhất để ta áp dụng các lý thuyết màu. Nhưng những nhiếp ảnh gia đại tài này lại nhắc nhở chúng ta về việc vận dụng kiến thức trong bất kỳ thể loại nào. Màu sắc là sân chơi của các nhiếp ảnh gia, vì vậy hãy thoải mái thử nghiệm với những nguyên tắc khác nhau và đừng ngần ngại tìm cho mình cái phù hợp nhất.

Chúng ta sẽ sẽ gặp lại nhau trong phần hai của loạt bài gồm ba phần về lý thuyết màu sắc, vì vậy hãy theo dõi nhé! 

Bản quyền dịch: Valor team
Credit: Color theory for photographers: An introduction to the color wheel