Bí kíp chụp và xử lý ảnh chụp chân dung dưới ánh sáng tự nhiên
Jessica Drossin là một nhiếp ảnh gia chụp chân dung nổi tiếng đến từ Los Angeles. Cô có bằng Cử nhân Nghệ thuật và từng làm cho các công ty lớn về video game như Blizzard Entertainment. Dưới đây là những lời khuyên của cô về cách chụp và xử lý ảnh chụp chân dung dưới ánh sáng tự nhiên:
Quá trình chụp ảnh
Dưới đây là một vài ví dụ hình ảnh chụp tại cùng một địa điểm, sử dụng cùng một loại lens và cùng thông số f-stop. Không xét đến yếu tố người mẫu, sự khác biệt lớn nhất trong những bức ảnh là chất lượng ánh sáng.
Bức ảnh dưới đây là bức ảnh SOOC jpeg chụp bằng lens Canon 70-200mm f/2.8L, tiêu cự 75mm và khẩu độ f/2.8, chụp vào thời điểm trước khi mặt trời lặn khoảng 45 phút.
Mẫu ảnh đang nhìn về phía Nam. Ánh sáng nhẹ từ phía Tây chiếu lên làm hiện rõ những điểm sáng và vùng đổ bóng trên khuôn mặt của người mẫu.
So sánh bức hình trên với bức hình dưới đây chụp con trai của tôi (người mẫu “bất đắc dĩ”) đang đứng tại cùng vị trí đó, nhưng chụp vào thời điểm khác trong ngày: khoảng 3 giờ chiều tại Los Angeles vào một ngày trời nắng, trước Giờ vàng (Golden Hour) 3.5 tiếng.
Đây là bức ảnh SOOC jpeg, cũng chụp với khẩu độ f/2.8 nhưng tiêu cự khác một chút (70mm). Dĩ nhiên đây không phải là một ví dụ hoàn hảo vì mẫu ảnh ở đây thấp hơn so với ảnh trước, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về việc ánh sáng dịu nhẹ có thể tác động như thế nào tới ảnh chân dung.
Dưới đây là một ví dụ khác, chụp cận cảnh hơn:
Đây là một bức ảnh SOOC jpeg, chụp bằng ống kính 70-200mm ở khẩu độ f-2.8, tiêu cự 170mm. Bức ảnh được chụp trong suốt khoảng thời gian Giờ vàng, khoảng 45 phút trước khi mặt trời lặn.
Còn đây, cũng là một bức ảnh SOOC jpeg, cũng với khẩu độ f-2.8 nhưng tiêu cự 200mm, chụp vào khoảng 3 giờ chiều.
Có thể thấy rõ trong điều kiện ánh sáng dịu nhẹ, việc chụp và xử lý ảnh sẽ dễ dàng hơn, cho ra những bức ảnh tối ưu hơn.
Trên thực tế, việc chụp ảnh chân dung với khẩu độ thấp sẽ giúp ta dễ tập trung vào chủ thể hơn, tách biệt hẳn chủ thể với khung nền và đảm bảo chủ thể luôn là điểm nhấn rõ nét nhất của bức ảnh. Hơn nữa, khẩu độ thấp cũng giúp bức ảnh trông thơ mộng và đặc sắc hơn.
Ngoài ra, nếu thị lực của bạn không tốt, hãy sử dụng tính năng lấy nét tự động (AF) và chọn một điểm trên khuôn mặt người mẫu để đảm bảo bức ảnh focus vào đúng chủ thể. Dưới đây là một ví dụ:
Quá trình xử lý hậu kỳ
Hãy bắt đầu bằng bức ảnh SOOC jpeg dưới đây:
Trước tiên, tôi sử dụng công cụ Clone để xóa bỏ vài chi tiết không cần thiết xung quanh mẫu ảnh, chẳng hạn như cành và lá cây. Tùy tình huống, bạn có thể linh hoạt sử dụng các công cụ khác nhau để cho ra bức ảnh hoàn hảo nhất. Đôi khi Patch là công cụ đắc lực giúp bạn xóa các chi tiết và làm đều màu cho bức ảnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cũng có những lúc bạn phải dùng clone với độ opacity thấp, nhất là khi ở khu vực rìa ảnh hoặc đường viền của chủ thể.
Để tiết kiệm thời gian, tôi đã tự tạo action (thao tác) trên Photoshop có tên Non-Destructive Burn (từ mục Foundations). Bạn có thể tham khảo các action có sẵn trên trang web cá nhân của tôi hoặc tự tạo action cho riêng mình bằng cách tạo một tone tối trong layers adjustment (sử dụng curves hoặc levels, sau đó tạo mask cho vùng ảnh mà bạn muốn giữ nguyên).
Bạn cũng có thể nhấn mạnh chủ thể bằng cách sử dụng tính năng Guiding Vignette. Việc này sẽ giúp bức ảnh của bạn có chiều sâu hơn, đồng thời làm sáng và nổi bật chủ thể hơn.
Bạn có thể thấy rõ qua bức ảnh chụp màn hình thể hiện bảng layers phía trên, tôi đa tạo mask với hiệu ứng làm sáng vùng trung tâm tại khuôn mặt của người mẫu trên layer background. Việc này giúp phân tách rõ ràng hình ảnh người mẫu và hình nền phía sau.
Trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ, tôi cũng retouch bức ảnh một chút. Trong ví dụ này, chủ thể là một người rất đẹp nên tôi hầu như không cần phải chỉnh sửa gì trên khuôn mặt của cô ấy mà chỉ làm mịn một vài góc cạnh trên khuôn mặt.
Trong nhiếp ảnh chân dung, nếu sử dụng lens chụp quá nét và có thể ghi lại tất cả mọi chi tiết dù là nhỏ nhất trên khuôn mặt người (chẳng hạn như chiếc 85mm 1.2 của tôi), bạn nên retouch nhẹ bức ảnh để mọi thứ trở nên hoàn hảo hơn.
Hơn nữa, thỉnh thoảng tôi cũng tô thêm một chút màu hồng lên môi và má của chủ thể để bức ảnh thêm sinh động. Ở đây, tôi dùng thao tác Rouge trong bộ Foundations của mình:
Bản thân tôi luôn muốn bức ảnh có tông màu đẹp và đặc sắc hơn so với những gì tôi thấy ở ngoài đời thật. Trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ, tôi nhận thấy bức ảnh này có màu sắc hơi lạnh so với những gì mình mong đợi. Do đó, tôi đã sử dụng tông màu “Muse” trong bộ action “Vivid Tints” của mình.
Sau đó, tôi tăng thêm một chút saturation để làm nổi bật những vùng có màu xanh. Lúc này, bạn cung nên chú ý tới làn da của mẫu ảnh để màu da không bị “cháy” nhé!
Những bước chỉnh sửa cuối cùng không quá phức tạp. Để tô điểm thêm cho bắc ảnh, tôi thêm hiệu ứng Dramatic Matte trong bộ action Matte + Haze của mình, sau đó thêm độ sâu và tươi cho những chi tiết màu xanh bằng hiệu ứng Black Detail Definition trong bộ Foundations của tôi. Như bạn có thể thấy, tôi đã tạo mask cho hiệu ứng trên khuôn mặt của mẫu ảnh.
Dưới đây là hình ảnh cận cảnh của bản chỉnh sửa cuối cùng:
Đây là bức ảnh thứ 2 - chụp cùng một địa điểm, cùng khoảng thời gian nhưng zoom gần hơn với mẫu ảnh:
Bước đầu tiên, tôi làm tối màu tóc ở phần ngôi vì những sợi tóc nguyên bản mọc lên có màu khác với màu tóc nhuộm.
Để thực hiện bước này, tôi sử dụng công cụ eyedropper và click vào phần màu tóc tối trên bộ tóc của người mẫu. Sau đó, tôi tạo một layer mới và tô trực tiếp lên vùng tóc sáng bằng brush với kích cỡ phù hợp và độ opacity thấp. Cuối cùng, tôi đổi chế độ blending thành multiply.
Bên cạnh đó, tôi copy layer nền và dùng clone để xóa đi những vệt đen nhỏ không cần thiết trên bàn tay và cánh tay của mẫu ảnh. Bạn nên chú ý hãy chỉnh sửa lên layer copy, không chỉnh sửa trực tiếp lên layer gốc để về sau dễ dàng điều chỉnh hơn nếu cần.
Tiếp theo, tôi làm tối đi vùng nhận nhiều ánh sáng nhất trên khuôn mặt của cô ấy:
Có rất nhiều cách bạn có thể áp dụng để làm được điều này. Trong trường hợp này, tôi lại tiếp tục dùng công cụ Non-Destructive Burn (với opacity thấp) để vẽ lên vùng cần chỉnh sửa.
Sau đó, tôi retouch một chút đối với làn da của người mẫu bằng công cụ Subtle Skin Retouch và vẽ lên vùng cần chỉnh sửa để làn da mịn màng hơn. Đối với mắt, tôi sử dụng thao tác Quick Eye Pop vẽ lên tròng đen, dùng brush trắng nhẹ với độ opacity khoảng 35%. Cuối cùng, tôi tô thêm màu cho môi và má của mẫu bằng Rouge.
Dưới đây là bức ảnh cận cảnh. Bên trái là ảnh gốc, bên phải là ảnh sau khi đã được retouch:
Cũng giống như với bức ảnh trước, tôi lại sử dụng Guiding Vignette để thêm một chút hiệu ứng giúp chủ thể nổi bật hơn. Một lớp gradation layer giúp khu vực viền bức ảnh tối hơn còn phần trung tâm trở nên sáng hơn. Cùng lúc đó, tôi cũng tạo mask cho hiệu ứng tối màu trên cẳng tay, đồng thời giảm độ sáng trên khuôn mặt để làn da đều màu hơn.
Với những bức ảnh như thế này, tôi tô điểm nhẹ nhàng bằng thao tác Dramatic Matte trong bộ action Matte + Haze của mình và sau đó lại tiếp tục dùng Black Detail Definition để xóa khuyết điểm trên da.
Bạn có thể tự tạo cho riêng mình những bộ hiệu ứng matte bằng cách điều chỉnh độ shadow trong levels hặc curves của Photoshop.
Cuối cùng, vì là sở thích cá nhân nên tôi đã thêm vào bức ảnh một chút màu sắc ấm áp để bức ảnh nhẹ nhàng hơn. Cũng giống như với bức ảnh trước, tôi dùng tông màu Muse trong bộ Vivid Tints.
Dưới đây là sản phẩm hoàn thiện của tôi:
Điều thú vị về nhiếp ảnh và chỉnh sửa hậu kỳ nằm ở chỗ bạn có thể thỏa thích sáng tạo và làm ra mọi thứ mà mình muốn.
—————
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm khác của Jessica Drossin tại đây:
Tham khảo các bộ actions của tác giả: tại đây.
—————
Bản quyền dịch: Valor team
Credit: The Secrets To Shooting And Processing Natural Light Portraits